Kiến thường có mặt ở mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, vậy bạn đã biết kiến thuộc nhóm động vật nào hay kiến có phải là côn trùng không? Để tìm câu trả lời, hãy cùng mình tham khảo qua bài viết sau đây của Kiến Ba Khoang nhé.
Kiến có phải là côn trùng không?
Côn trùng hay còn gọi là sâu bọ, là một lớp sinh vật thuộc về ngành động vật không có xương sống, chúng có bộ xương ngoài làm bằng kitin.
Cơ thể chúng có ba phần (đầu, ngực và bụng), ba cặp chân, mắt kép và một cặp râu về mặt sinh học. Côn trùng là nhóm động vật đa dạng nhất hành tinh, gồm hơn một triệu loài đã được mô tả và gồm hơn một nửa số sinh vật sống. Côn trùng có thể sống được ở hầu hết các môi trường sống, mặc dù chỉ có số ít các loài sống ở biển và đại dương, nơi mà động vật giáp xác chiếm ưu thế hơn.
Kiến cũng thuộc nhóm côn trùng này. Đây là loài côn trùng có “đội quân hùng hậu” có thể tìm thấy ở tất cả mọi nơi trong nhà bạn. Chúng có thể được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trong nhà, chẳng hạn như sàn nhà, trần nhà, bên trong tường và nơi để đựng thức ăn và gia vị.
Những con kiến có thể gây nên khó chịu cho bạn, nhất là các loại kiến có mùi hôi. Kiến được xem là loài côn trùng vừa có lợi, vừa có hại trong nông nghiệp.
Kiến thuộc nhóm động vật nào?
Kiến là loài côn trùng thuộc nhóm động vật Chân khớp. Đây là một nhóm lớn đa dạng bao gồm côn trùng, giáp xác, nhện, tôm, cua, và nhiều loài khác, được đặc trưng bởi sự có mặt của các khớp và một xương ngoài bảo vệ gọi là exoskeleton. Chúng có sáu chân đốt và có đầu, ngực và bụng. Chúng có kích thước đa dạng và hoạt động trong môi trường tự nhiên.
Kiến được đánh giá là có tính xã hội cao, có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Các siêu tập đoàn có thể hình thành từ nhiều tập đoàn kiến lan tràn trên một khu vực đất rộng. Các tập đoàn kiến đôi khi được coi là các siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy nhất.
Kiến có não không?
Trên thực tế, kiến có hai não bộ. Bộ não đầu tiên nằm ở đầu con kiến, có chức năng điều khiển các hoạt động như tìm kiếm thức ăn, định hướng, giao tiếp và ghi nhớ. Bộ não thứ hai nhỏ hơn và nằm ở phần ngực, có chức năng điều khiển các hoạt động liên quan đến chuyển động và cảm giác. Đặc biệt là kiến có hơn 250.000 tế bào thần kinh trong não, nhiều hơn nhiều so với các loài côn trùng khác.
Mặc dù kích thước nhỏ bé, bộ não của kiến có khả năng xử lý thông tin phức tạp và cho phép chúng thực hiện các hành vi ấn tượng, chẳng hạn như:
- Tìm kiếm thức ăn hiệu quả: Kiến có thể ghi nhớ vị trí thức ăn và đường đi, thậm chí có thể giao tiếp với nhau để chia sẻ thông tin về nguồn thức ăn.
- Xây dựng tổ chức xã hội phức tạp: Kiến sống thành bầy đàn với phân chia lao động rõ ràng, bao gồm kiến thợ, kiến lính, kiến chúa,…
- Thích nghi với môi trường sống: Kiến có thể thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau, từ sa mạc nóng bức đến rừng nhiệt đới ẩm ướt.
Do cấu trúc và chức năng phức tạp của bộ não, kiến được coi là loài côn trùng thông minh nhất.
Kiến có ngủ không?
Giống như các loài động vật khác, kiến cũng ngủ. Rất khó để bạn nhìn thấy một chú kiến đang nhắm mắt và ngủ say tít, vì chúng là động vật nhỏ bé và dành nhiều thời gian hoạt động trái ngược với con người. Vậy thì kiến ngủ bằng cách nào?
Khác với chúng ta, chu kỳ giấc ngủ của kiến không phụ thuộc vào ban ngày hay ban đêm. Tuy nhiên, giấc ngủ của kiến khác với giấc ngủ của con người. Kiến không ngủ một giấc dài mà ngủ nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ vài phút. Cụ thể, kiến chúa ngủ khoảng hơn 9 tiếng mỗi ngày, Kiến thợ thường ngủ khoảng hơn 4 tiếng một ngày. Đây cũng là lý do tại sao kiến chúa sống lâu hơn kiến thợ.
Giấc ngủ của kiến diễn ra ngẫu nhiên, không theo chu kỳ cố định. Kiến có thể ngủ ở bất cứ đâu, thậm chí khi đang làm việc. Vì kiến thay nhau làm việc và kích thước quá nhỏ nên bạn rất ít khi để ý rằng có một số con đang ngủ.
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu rằng kiến là loài côn trùng thuộc nhóm Động vật chân khớp, xuất hiện ở khắp mọi nơi trên Trái đất của chúng ta. Kiến được phân chia thành rất nhiều chủng loại và mỗi loài lại có đặc tính riêng. Kiến được xem là loài côn trùng vừa có lợi, vừa có hại trong nông nghiệp.