Kiến là một trong những loài côn trùng phổ biến và phức tạp. Bạn có bao giờ thắc mắc kiến sống được bao lâu không? Trên thực tế, tuổi thọ của kiến tùy thuộc vào các loài khác nhau có chu kỳ sống khác nhau. Mỗi loài trong số hàng trăm loài của chúng có những đặc điểm, hành vi và tuổi thọ riêng. Hôm nay cùng Kiến Ba Khoang tìm hiểu chi tiết nhé!
Tuổi thọ của kiến kéo dài trong bao lâu nhỉ?
Vòng đời của kiến, cũng như nhiều loài côn trùng khác, phụ thuộc vào từng loại, môi trường sống, chức năng trong tổ, v.v. Trên thế giới hiện có hơn 15.000 loài kiến, ước tính có thể hơn 25.000 loài kiến. Nếu môi trường lý tưởng, ở từng cấp bậc, mỗi con kiến sẽ có tuổi thọ cụ thể là:
– Kiến chúa
Tuổi thọ của nó có thể lên đến mười năm trong những tình huống lý tưởng. Kiến chúa chỉ cần không bị quấy rầy hoặc xâm chiếm thì tuổi thọ của chúng sẽ được kéo dài.
– Kiến thợ
Đối với kiến thợ, chúng có thể sống được vài tháng. Trong khoảng thời gian này, kiến thợ sẽ thực hiện công việc xây dựng tổ, chăm sóc kiến chúa và trứng cũng như kiếm ăn một cách chăm chỉ.
– Kiến đực
Kiến đực là loài có tuổi thọ ngắn nhất, mặc dù kiến chúa có thể sống được cả mười năm. Bởi vì mục đích của chúng chỉ là giao phối với kiến chúa. Chúng sẽ chết sau khi giao phối với kiến chúa. Kiến đực thường chỉ có 1 đến 2 tuần tuổi.
Nhìn chung, tuổi thọ của kiến được các nhà khoa học xác định tương đối chính xác. Kiến vườn đen sống lâu nhất, 15 năm và kiến Pha-ra-ông 4-12 tháng.
Tuổi thọ của kiến nhung đỏ
Kiến nhung đỏ là một loài côn trùng thuộc họ Formicidae, phân bố chủ yếu ở khu vực Úc và châu Á. Chúng thường được tìm thấy trong môi trường rừng và cây cối. Kiến nhung đỏ được gọi là “đỏ” do màu của chúng, thường là màu đỏ hoặc cam.
Ngoài việc là một loài côn trùng tự nhiên, kiến nhung đỏ cũng là thức ăn được sử dụng trong nhiều nền văn hóa. Chúng thường được chế biến thành một loại món ăn protein phổ biến trong một số quốc gia, và được coi là một nguồn dinh dưỡng giàu chất đạm.
Ước lượng chung cho tuổi thọ của kiến nhung đỏ là từ vài tháng đến một năm. Một số loài kiến nhung đỏ có thể sống đến một năm hoặc hơn nếu chúng được bảo vệ và có môi trường sống lý tưởng.
4 giai đoạn trong Vòng đời của kiến
Cuộc đời của 1 chú kiến trải qua 4 giai đoạn phát triển và lột xác. Cụ thể như sau:
Giai đoạn trứng
Kiến chúa sinh ra và ấp trứng kiến trong một khoảng thời gian nhất định. Trứng của kiến thường có màu trắng trong suốt và hình bầu dục. Trứng của kiến rất nhỏ, đường kính chỉ khoảng 0,5 mm, vì vậy khó nhìn thấy chúng.
Trong vòng vài ngày trứng sẽ nở thành ấu trùng kiến. Những ấu trùng này được kiến thợ chăm sóc và mớm thức ăn hằng ngày. Lúc này vòng đời của kiến bắt đầu được xác định và bắt đầu tính tuổi thọ của kiến.
Giai đoạn ấu trùng
Ấu trùng có màu trắng trong và có bề ngoài giống giun đất. Các thành phần bên trong của ấu trùng sẽ dần dần chuyển sang màu trắng đục theo thời gian.
Ấu trùng được chăm sóc và liên tục phát triển trong khoảng thời gian này. Những con kiến trưởng thành phải nuôi dưỡng ấu trùng bằng cách chuyển thức ăn hoặc chất lỏng từ miệng qua hậu môn hoặc từ hậu môn qua miệng. Chúng dần hình thành các bộ phận của một chú kiến trưởng thành như chân, đầu, râu,…Sẽ mất khoảng 3 tuần để ấu trùng chuyển hóa thành nhộng.
Giai đoạn phát triển thành nhộng
Ở giai đoạn này nhộng kiến sẽ nằm bất động từ 2-3 tuần để phát triển hoàn thành giai đoạn nhộng. Một số khác còn bọc mình trong kén để tự phát triển. Đặc điểm để nhận biết được nó đang là nhộng, dựa vào việc nó không có chân và râu tì cuộn lại vào cơ thể. Kiến chúa sẽ quyết định số phận của từng con kiến ngay khi còn trong kén. Có 2 trường hợp có thể xảy ra: nếu trứng kiến được kiến chúa thụ tinh sẽ trở thành kiến cái, ngược lại sẽ trở thành kiến đực và kiến lính.
Giai đoạn trưởng thành
Ở thời điểm này, kiến đã phát triển hoàn chỉnh và bắt đầu cuộc sống. Những con kiến trẻ thường có màu đậm hơn so với những con kiến già. Nếu là kiến thợ sẽ rời khỏi kén và bắt đầu công việc đi kiếm ăn, xây tổ và chăm sóc trứng cùng với bảo vệ chiếc tổ cho đàn.. Còn kiến chúa non sẽ vẫn được tiếp tục chăm sóc bởi kiến thợ và chờ đến ngày rời tổ. Sau đó lại tiếp tục thực hiện giao phối, sinh đẻ mở rộng bầy đàn.
Các yếu tố như môi trường sống của kiến, nhiệt độ, bối cảnh và chủng loài của chúng đều ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng. Mong rằng những thông tin về tuổi thọ của kiến cũng như vòng đời của kiến phát triển như thế nào sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.