Bà bầu bị kiến ba khoang đốt có sao không? Đây là câu hỏi mà chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc bởi vì mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm, bất kỳ tác động nào cũng có thể ảnh hưởng đến em bé. Kiến ba khoang là một trong những côn trùng có chất độc trong vết đốt khiến vùng da bị đốt bị sưng tấy, viêm loét, phù nề, mẩn đỏ, v.v….Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Kiến Ba Khoang.
Bà bầu bị kiến ba khoang đốt có sao không
Khi mang thai, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng. Tất cả các yếu tố bên ngoài, cũng như sức khỏe của người mẹ, đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nếu bị kiến ba khoang cắn thì sao? Mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé, việc bị côn trùng đốt nói chung hay kiến ba khoang đốt nói riêng hầu như không ảnh hưởng gì đến em bé cả. Mẹ sẽ bị sưng tấy da, xuất hiện mụn hay nốt đỏ rát gây khó chịu do chất độc trong vết đốt. Nếu được sơ cứu đúng cách thì những tổn thương đó sẽ giảm đi nhanh chóng.
Trước tiên hãy dùng cồn 70 độ rửa sạch vùng da bị thương để giảm khó chịu cũng như tình trạng nổi bọng nước sau đó bôi mỡ corticoid. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ một loại thuốc bôi ngoài da nào mà không được sự tư vấn từ các chuyên gia bác sỹ. Nghiêm cấm không sử dụng những loại thuốc chứa hóa chất có khả năng thấm qua da.
Đặc biệt không nên bôi với tần suất quá nhiều lần trong 1 ngày cũng như bôi quá dày. Điều này vô tình làm cho hóa chất ngấm qua vùng da, thấm vào máu và các mô có thể gây ảnh hưởng đến em bé đấy.
Kiến ba khoang cắn như thế nào?
Loại kiến này thường đốt vào cổ, tay, chân và lưng những nơi có vị trí hở trên cơ thể. Những tổn thương ở da khác nhau tùy thuộc vào vị trí tiếp xúc; chúng có thể xảy ra ở một hoặc nhiều vùng khác nhau trên cơ thể.
Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất của kiến ba khoang đốt là sưng đỏ và rát trên da ở vị trí bị tổn thương. Sau đó, chúng sẽ phát triển thành những nốt mụn nước hoặc có mủ nhỏ li ti ở giữa. Một số vùng tổn thương thì hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Kiến ba khoang đốt có thể gây phồng rộp da và mụn nước trong khoảng thời gian từ 12 đến 36 giờ.
Viêm da không được chữa trị có thể dẫn đến loét. Khi đó, những tổn thương này sẽ có hình dạng hình chữ Y hoặc đường thẳng dài. Lưu ý: Vết cắn của kiến ba khoang có thể dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh zona.
Kiến ba khoang đốt bao lâu thì khỏi?
Mức độ tổn thương da khi bị kiến ba khoang đốt quyết định thời gian khỏi bệnh. Kiến ba khoang đốt phải được điều trị ngay lập tức để tránh gây viêm da và loét. Các vết loét này có nhiều hình dạng khác nhau tùy vào mức độ lan rộng của chất độc.
Vết thương nhẹ không có các triệu chứng như sưng đỏ và rát bỏng có thể tự khỏi trong khoảng một đến hai tuần. Tuy nhiên, vết thương nghiêm trọng có thể gây sẹo hoặc nhiễm trùng có thể kéo dài hơn, từ hai đến ba tuần hoặc thậm chí là vài tháng. Với những vết thương lâu lành này sẽ không tránh khỏi để lại vết thâm lâu ngày.
Vậy kiến ba khoang đốt có để lại sẹo không? Nếu bạn biết cách xử lý, vết kiến ba khoang đốt sẽ không để lại sẹo. Thông thường điều đó chỉ xảy ra trong trường hợp bệnh nhân đập hoặc miết tay để giết kiến ba khoang, khiến chất độc tiết ra nhiều hơn. Đồng thời, nếu bệnh nhân gãi mạnh, vết thương sẽ lan rộng ra ngoài và dịch lỏng sẽ chảy ra vùng da lành. Điều này xảy ra khi vết thương lên mụn nước, chảy mủ.
Kết luận
Trên đây là những giải đáp thắc mắc về “Bà bầu bị kiến ba khoang đốt có sao không, phải làm thế nào” để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời và nhanh chóng nhất. Bạn hãy tham khảo để bảo vệ chính mình và người thân nhé! Hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn.