Kiến đầu to là một loài động vật trong quần thể đông đảo của loài kiến. Nhiều người rất tò mò về những đặc điểm thú vị của chúng. Vậy nên hôm nay hãy cùng Kiến Ba Khoang tìm hiểu nhé!
Kiến đầu to là gì?
Kiến đầu to, còn được gọi là kiến mật- là một trong những loài kiến quan trọng nhất của khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Á. Tùy theo loài, chúng có thể có màu vàng hoặc nâu- đỏ sậm trên thân. Kiến đầu to thường làm tổ dưới các hốc đá hay các gốc gỗ tròn. Chúng đôi khi tạo thành một gò đất bao quanh lỗ tổ. Dù không làm tổ trong nhà, nhưng chúng lại tìm kiếm thức ăn bên trong nhà.
Mỗi đàn kiến đầu to có hai loại kiến thợ riêng biệt: kiến thợ chính và kiến thợ phụ. Kiến thợ chính có đầu rất lớn so với cơ thể chúng. Kiến thợ chính làm việc như những người lính và bảo vệ tổ. Những kiến thợ phụ có kích thước bằng một nửa kích thước của kiến thợ chính. Kiến thợ phụ cung cấp thức ăn cho tổ của họ, thường cho kiến chưa trưởng thành và xây dựng tổ.
Đặc biệt, loài kiến này có sự phát triển của tuyến dầu trên cơ thể với các hợp chất khác nhau được sử dụng để bảo vệ tổ kiến khỏi những con vật khác tấn công và cả con người. Khi chúng ta tiếp xúc với nó sẽ cảm thấy đau rát và châm chích.
Cấu tạo của kiến
Cơ thể kiến được chia thành ba phần: đầu, ngực và bụng, giống như cơ thể côn trùng thông thường. Kích thước của chú kiến lớn nhất có thể dài 2,5 cm trong khi loài nhỏ nhất chỉ 0,1 cm.
Đầu là phần phía trước cơ thể, nơi tập trung các cơ quan cảm giác và điều khiển hoạt động của kiến. Đầu kiến có 2 cần ăngten, mắt và miệng. Ăng ten là nơi giúp kiến có thể nghe ngóng, cảm nhận mùi vị và xác định môi trường xung quanh. Hai cần này luôn di chuyển để tìm thức ăn, tìm mùi trong không khí và nhận biết đồng loại. Ngoài ra, kiến có đôi hàm chắc chắn với hàm dưới được sử dụng để vận chuyển thức ăn, vũ khí tự vệ và dụng cụ xây tổ.
Ngực nằm giữa đầu và bụng, là nơi gắn các chi của kiến. Mỗi cặp chân của kiến có dạng cái móc ở ngực, giúp leo trèo dễ dàng hơn. Kiến đực, kiến chúa, có thêm một đôi cánh ở ngực để giao phối, nhưng kiến thợ không bao giờ mọc cánh.
Bụng là phần sau cùng của cơ thể, nơi chứa các cơ quan nội tạng của kiến, bao gồm cả cơ quan sinh sản.
Kiến có lối sống khoa học như thế nào?
Thật ngạc nhiên khi biết rằng kiến có hệ thống tổ chức rất tiến bộ. Khi một con kiến chết, các con kiến khác trong đàn sẽ khiêng xác con kiến xấu số ra khỏi tổ để giữ vệ sinh và ngăn dịch bệnh hoặc nhiễm trùng lây lan. Hơn nữa, chúng có kiến “thầy giáo”. Những con kiến “thầy giáo” trong tổ sẽ dạy cho những con kiến trẻ hơn làm những việc cần thiết. Khi “học sinh” không hoàn thành bài kiểm tra và “thi trượt”, chúng sẽ được chuyển đến một công việc khác ít cần đến kỹ năng hơn.
Không chỉ biết tìm mối, loài kiến còn có khả năng “chăn nuôi” để dự trữ thức ăn. Chúng nuôi côn trùng như rệp và sâu bướm để lấy chất ngọt từ chúng. Khi đến thời điểm thu hoạch chất ngọt từ bầy côn trùng, kiến “vắt sữa” bằng cách dùng râu của chúng.
Một số thông tin thú vị xung quanh loài kiến như:
- Kiến có thể sống sót dưới nước trong vòng 24 giờ.
- Tổng số kiến trên thế giới là bằng, nếu không muốn nói là lớn hơn dân số thế giới.
- Kiến có khả năng khiêng vật bằng hàm trên nặng gấp 50 lần trọng lượng của cơ thể chúng.
- Khác với các loài động vật khác, điểm đặc biệt trong cấu tạo cơ thể của kiến là loài vật này không có tai. Chúng “lắng nghe” bằng cách dùng bàn chân của mình để cảm nhận những rung động từ mặt đất.
Kết luận
Kiến đầu to là gì? Cấu tạo cơ thể kiến ra sao? Lối sống khoa học cũng như một số đặc điểm thú vị của kiến đã được chúng tôi cung cấp trong bài viết này. Hy vọng những thông tin trên là bổ ích và thú vị với quý bạn đọc.