Bạn có biết con Kiến có mấy chân? Hiện nay, loài côn trùng này ngày càng trở nên phổ biến, việc tìm hiểu loài kiến có mấy chân cũng như cấu tạo của nó sẽ giúp người dân phân biệt giữa những loài có hại dễ dàng hơn. Mời bạn cùng Kiến Ba Khoang đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Con kiến có mấy chân?
Kiến là loài có số lượng cá thể đông đúc và chuyên sống bầy đàn. Chúng chỉ có một mẹ, hay còn gọi là kiến chúa chuyên làm nhiệm vụ đẻ trứng. Kiến thợ thường chăm sóc kiến chúa, tìm kiếm thức ăn, đào đất để xây dựng tổ, ấp trứng, chuyển trứng và nuôi kiến con. Vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ nên những con kiến thợ này không thể sinh sản.
Vậy con kiến có mấy chân? Cơ thể của kiến có sáu chân và được chia thành ba phần: đầu, ngực và bụng. Mỗi phần đóng vai trò quan trọng và thực hiện các chức năng riêng biệt. 3 cặp chân của kiến gắn chặt vào ngực, phía dưới chân có hình dạng như cái móc giúp kiến thuận tiện hơn trong việc leo trèo. Bộ khung xương ngoài sẽ có tác dụng che chở và bảo vệ cho các phần mô mềm bên trong, đồng thời nối các cơ để kiến di chuyển dễ dàng.
Cấu tạo của kiến
Phần lớn các chú kiến có màu đen, nâu hoặc màu đất, nhưng một số con khác có màu vàng, xanh lục, xanh dương hoặc tím. Loài có kích thước lớn nhất có thể đạt 2,5 cm trong khi loài nhỏ nhất chỉ tầm 0,1 cm.
Đầu là nơi tập trung các cơ quan cảm giác với 3 con mắt đơn trên đỉnh đầu giúp chúng có thể nhận biết được cường độ ánh sáng. Đi cùng với đó là cặp râu dùng để phát hiện thức ăn, chất bài tiết tiết ra từ các cá thể kiến xung quanh cùng với các sự chuyển động khác. Hai cần này chuyển động không ngừng nhằm định hướng ngửi mùi trong không khí, tìm thức ăn, và nhận biết đồng loại.
Mắt kiến thuộc hệ đa tròng, hay có thể hiểu nôm na là có nhiều tròng mắt. Mặc dù mỗi mắt kiến thường có sáu tròng, nhưng có một số loài có đến một nghìn tròng. Kiến sở hữu hai hàm chắc chắn với hàm dưới được sử dụng để vận chuyển thức ăn, làm vũ khí tự vệ và dụng cụ xây tổ. Kiến đực, kiến chúa, có thêm một đôi cánh ở ngực để giao phối, ngược lại kiến thợ không bao giờ mọc cánh.
Bộ phận cuối cùng là bụng kiến, đây là cơ quan sinh sản của chúng. Phần lớn các loài kiến có kim châm ở phần bụng của chúng, giúp chúng có thể phóng ra chất độc khi tấn công con mồi. Kim châm cũng là vũ khí tự vệ cho tổ.
Đặc điểm của kiến
- Vì chúng có khả năng vận chuyển thức ăn nặng cả mười lần, kiến được ưu ái coi là loài mạnh nhất trong thế giới tự nhiên. Kiến có tính tập thể cao và phối hợp tốt nên việc vận chuyển thức ăn không gặp bất kì khó khăn gì.
- Kiến liên lạc và nhận biết nhau thông qua mùi, loài này tiết ra một chất dịch đặc trưng đặc biệt hoạt động mạnh trong mùa sinh sản nhằm thu hút con đực. Nếu nhận thấy nguy hiểm cận kề, chúng sẽ ngay lập tức tiết ra hóa chất từ khoang miệng để báo động cho nhau.
- Kiến chúa sống ở giữa tổ, chuyên đẻ trứng, là những kiến thợ sau này. Sau khi kiến đực giao phối, con cái ăn xác của chúng. Sau đó, chúng bay ra khỏi tổ vào thời tiết ấm áp hoặc oi bức.
- Kiến thích làm tổ trên mặt đất, hoặc trong các thân cây gỗ, cành cây chết, hàng rào, hốc cây…Kiến ít khi làm tổ trong nhà. Một tổ kiến có thể chứa 300,000 đến 500,000 cá thể. Tổ kiến có thể bền vững trước những nguy cơ tự nhiên như lũ lụt hoặc nhiệt độ cao nhờ kiến trúc tổ hết sức tinh vi.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích để giải quyết các câu hỏi về con kiến có mấy chân, cấu tạo và những đặc điểm thú vị của chúng. Mặc dù nhỏ bé, nhưng kiến có những khả năng kỳ diệu để hoạt động trong “xã hội”, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên toàn cầu để nghiên cứu và khám phá chúng.