Nhận Diện Các Loại Kiến Trong Nhà: “Bạn” Hay “Thù”?

Nhận Diện Các Loại Kiến Trong Nhà: "Bạn" Hay "Thù"?

Với rất nhiều loại kiến đang tồn tại trên thế giới, có bao nhiêu loại kiến ở Việt Nam? Đây là một câu hỏi khá thú vị mà chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc. Hôm nay, cùng Kiến Ba Khoang tìm hiểu các loại kiến trong nhà phổ biến hiện nay nhé!

Các loại kiến trong nhà

Các loại kiến trong nhà
Các loại kiến trong nhà

Kiến lửa

Có lẽ loài kiến phổ biến và thường thấy nhất ở trong nhà chính là kiến lửa, chúng có tên khoa học là Solenopsis. Kiến lửa có kích thước lớn hơn so với các loài kiến khác tại Việt Nam. Có màu nâu đồng trên đầu và thân, bụng màu sậm hơn. Nguồn thức ăn của kiến lửa đa phần là động vật chết như côn trùng, giun đất, và động vật có xương sống. Kiến lửa khi bị chọc tức sẽ cắn, chích người. Chất độc tiết ra chỗ vết cắn gây ra mụn nhọt sau 48 giờ. Khác với các loài kiến thường gặp khác, kiến lửa đực có khả năng sinh sản.

Kiến đen

Tên khoa học của loại kiến này là Ochetellus với vẻ ngoài màu đen bóng gần giống như một con ong bắp cày. Chúng dài từ 5–7mm và có đôi cánh khá mỏng manh. Kiến đen là một loài ăn tạp ăn sâu bọ, đồ ngọt, mật ong, thực phẩm, nhựa cây và ngũ cốc. Những con kiến đen nhỏ thường làm tổ trong các vết nứt của bức tường hoặc dưới các tảng đá. Tổ của chúng có kích thước lớn, luôn được che chắn kĩ càng và là nơi trú ngụ của hàng ngàn con kiến.

Trứng được thụ tinh của loại kiến Ochetellus này trở thành con cái, trong khi trứng không thụ tinh sẽ trở thành con đực.

Kiến hôi (kiến riệng)

Kiến hôi có màu nâu sẫm hoặc đen, râu có 12 đốt với phần ngực hầu như phẳng lỳ. Tổ kiến hôi thường được tìm thấy ở khắp nơi. Chúng thường làm tổ trong các bức tường hoặc dưới sàn trong các tòa nhà. Khi trời mưa, chúng thường xâm nhập vào nhà. Kiến hôi di chuyển theo đàn, kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm với số lượng lớn. Đặc điểm riêng biệt của loài kiến này là mùi dừa thối mà chúng phát ra khi bị nghiền nát cơ thể, khiến nhiều người cảm thấy khó chịu.

Tại sao trong nhà có nhiều kiến?

Kiến là một phần của đội quân dọn dẹp tự nhiên: chúng tìm và lấy đi thức ăn thừa quanh nhà, ngay cả khi con người không cần chúng làm điều đó.

Bạn có thể đã phát hiện ra rằng kiến thường xuất hiện trong nhà nhiều hơn vào mùa hè. Điều này là do phần lớn các loài côn trùng hoạt động mạnh hơn khi trời ấm hơn. Đôi khi, nhất là trong mùa khô hanh, kiến vào nhà để tìm nước. Trong trường hợp này, bạn có thể tìm thấy chúng trong nhà tắm hoặc các khu vực khác trong nhà. Mưa to cũng có thể làm ngập tổ kiến và buộc chúng phải tìm nơi ở mới gần các tòa nhà, ví dụ như nhà của bạn chẳng hạn.

Tại sao trong nhà có nhiều kiến?
Các loại kiến trong nhà

Kiến sống cộng đồng với hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng triệu con. Bộ não của chúng vô cùng nhỏ, đôi khi nhỏ hơn một hạt cát. Vậy thì vì lý do gì chúng lại thông minh đến mức có thể vào nhà bạn và tìm thức ăn?

Khi những con kiến thợ tìm thấy một mẩu thức ăn ngon, chúng lập tức để lại một giọt pheromone li ti trên mặt đất. Chúng sẽ tiếp tục để lại dấu vết pheromone liên tục cho đến khi về đến tổ. Một con kiến có thể tìm thấy dấu vết  thức ăn đó và để lại dấu vết cho hàng trăm con kiến khác theo dấu vết đó.

Nhà nhiều kiến phải làm sao

Nhà nhiều kiến phải làm sao
Nhà nhiều kiến phải làm sao
  • Bột ngô, còn được gọi là bột bắp, là loại bột có mùi ngọt tự nhiên có thể thu hút kiến. Nhưng kiến không tiêu hóa được loại bột này, vì vậy chúng sẽ chết không lâu sau khi ăn phải. Bạn có thể rắc bột ngô vào đĩa hoặc tấm bìa và đặt gần tổ kiến, đường kiến đi để dẫn dụ kiến.
  • Vỏ cam có chứa nhiều tinh dầu tự nhiên có thể gây ảnh hưởng đến khứu giác của kiến. Kiến hô hấp và giao tiếp thông qua đường tiêu hóa nên nếu bị nhiễm tinh dầu sẽ không còn cảm nhận được và tiếp tục truyền đến hệ thần kinh.
  • Trong nước rửa chén có chất làm phá vỡ cấu trúc của bộ phận nhận biết mùi của kiến. Sau khi pha nước rửa chén với nước, bạn tiếp tục cho nước vào bình xịt. Bạn có thể xịt linh động khắp các nơi có kiến, từ tổ kiến đến các lối đi có kiến.
  • Đuổi kiến bằng băng dính chỉ cần dùng băng dính hai mặt để bảo vệ các vật dụng hoặc thức ăn mà kiến không thể tấn công. Nếu kiến bò qua băng dính, chúng sẽ bị mắc kẹt ở đó, và bạn cần tháo băng cũ ra và thay băng mới.

Kết luận 

Trên đây là những thông tin về các loại kiến trong nhà phổ biến hiện nay cũng như một số mẹo diệt kiến trong nhà cho các bạn. Hi vọng đã mang đến nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn sớm diệt/ đuổi kiến thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *