Phân biệt Zona và kiến ba khoang đốt như thế nào? Trên thực tế, 2 bệnh này có những biểu hiện khá tương đồng khiến nhiều người bị nhầm lẫn và không thể phân biệt được. Hôm nay Kiến Ba Khoang sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt tình trạng da zona thần kinh và kiến ba khoang một cách chính xác nhất.
Phân biệt Zona và kiến ba khoang đốt
Các chuyên gia da liễu nhấn mạnh rằng triệu chứng của kiến ba khoang cắn và bệnh zona thần kinh sẽ tương tự nhau. Do đó, việc hiểu các đặc điểm riêng biệt của từng tình trạng là rất quan trọng để có được điều trị chính xác.
Bệnh Zona thần kinh
Bệnh Zona thần kinh là do virus gây ra chứ không phải do côn trùng. Những người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu có nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh cao hơn. Vi-rút cư trú trong các hạch cảm giác ở các dây thần kinh, đặc biệt là ở vùng thắt lưng. Nó trở nên hoạt động mạnh hơn khi khả năng miễn dịch của cơ thể suy yếu, di chuyển dọc theo các con đường thần kinh và gây ra bệnh.
Dấu hiện dễ nhận thấy khi mắc bệnh này có thể kể đến như:
- Trong vài ngày, sốt nhẹ có thể duy trì ở 38 độ C.
- Nhức đầu, mệt mỏi, mức độ nghiêm trọng tăng dần theo tuổi tác.
- Đau cột sống và đau dây thần kinh
Viêm da do kiến ba khoang
Thường xảy ra vào mùa mưa, viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy ở những vùng da hở như mặt, cổ, tay và chân. Kiến ba khoang có thể cư trú trong màn, chăn và khăn tắm.Bệnh nhân ban đầu bị ngứa, bỏng rát và căng da do độc tố Pederin tiết ra từ kiến ba khoang khi chúng bị đập hoặc chà xát. Sau đó, trên da xuất hiện nhiều mụn nước to nhỏ không đều 1-5 mm, vài ngày sau thành bóng nước.
Nguy hiểm hơn, nguy cơ biến chứng tăng lên nếu vết bỏng vỡ ra và dịch tiết lan ra vùng da bị tổn thương. Vết thương thường lành trong vòng 5-7 ngày sau đó để lại vết thâm và sẹo. Với những biểu hiện như thế này, nhiều người hay lầm tưởng chúng với bệnh zona thần kinh. Một số còn tự kê đơn và sử dụng thuốc không đúng làm bệnh trở nên trầm trọng và lâu khỏi hơn.
Làm sao để phòng ngừa nhiễm Zona và kiến ba khoang?
Đối với người chưa từng bị thủy đậu thì nên chủ động tiêm phòng vắc xin đầy đủ để phòng ngừa cả thủy đậu và zona thần kinh. Bên cạnh đó cần xây dựng và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, hạn chế tối đa căng thẳng cũng như cân đối chế độ dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch. Từ bỏ các thói quen xấu và các chất kích thích có hại cho cơ thể. Chủ động khám sức khỏe định kỳ mỗi sáu tháng một lần để xác định các dấu hiệu bệnh sớm.
Tiếp xúc với độc tố của kiến là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang. Do đó, để phòng ngừa hiệu quả, cần giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với kiến ba khoang trong quá trình sinh hoạt, học tập và làm việc.
Khi thắp đèn, nên hạn chế mở cửa, buông rèm cửa hoặc lắp lưới ngăn côn trùng ở cửa sổ và lỗ thông khí. Để tránh bị kiến ba khoang đậu lên những vật dụng này, hãy giũ mạnh khăn mặt và quần áo trước khi sử dụng. Ngoài ra, ngăn chặn khả năng sinh sống và lưu trú của kiến bằng cách phá hủy môi trường sống của chúng, đảm đảm vệ sinh môi trường xung quanh nhà.
Kết luận
Tóm lại, 2 bệnh này có biểu hiện trên da tương tự nhau, nhưng việc phân biệt zona và kiến ba khoang đốt là không quá khó khăn. Qúa trình này vô cùng quan trọng để đảm bảo áp dụng phương pháp xử lý và điều trị đúng cách, hiệu quả. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị nếu chưa được chẩn đoán cụ thể để tránh biến chứng nhé!